Thinkpad T490 – Đánh Giá, Giới Thiệu Chi Tiết
Video Khui Thùng Lenovo Thinkpad T490 – Thinkpad T490s
Thiết kế ThinkPad T490
Thinkpad T490 là phiên bản nối tiếp thành công của dòng sản phẩm Lenovo ThinkPad T480, nhưng theo đánh giá thì chiếc T490 có thiết kế giống với chiếc Thinkpad T480s nhiều hơn. Ngoài mặt này ra thì Lenovo còn làm mỏng viền màn hình, tăng tỷ lệ giữa màn hình và thân máy từ 69% lên 72,3% gần tương tự như chiếc ThinkPad T480s.
Vỏ máy được làm từ nhựa kết hợp với sợi thủy tinh, được gia cố thêm khung magie ở xung quanh khung máy. Phần vỏ ngoài của máy được bọc bởi một lớp cao su mềm.
Lenovo ThinkPad T490 đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất. Bề mặt cao su mịn cho cảm giác rất cao cấp, mặc dù nó hơi khó để làm sạch. Nhờ có khung được gia cố bằng magie nên phần vỏ máy hạn chế độ cong vênh một cách tối đa, ngay cả khi bạn sử dụng cả 2 tay để tác động lực. Lenovo đã làm rất tốt công tác thiết kế, đạt được độ hoàn thiện gần như tuyệt đối với chiếc T490. Gần như bạn sẽ không thể tìm được chiếc máy nào có độ mỏng tương đương chiếc T490 mà sử dụng cùng chất liệu với nó.
Phần bản lề của máy cũng rất cứng cáp. Màn hình không hề có hiện tượng dao động ngay cả trong môi trường rung lắc không ổn định. Góc mở tối đa của màn hình là 180 độ và bạn có thể mở màn hình máy bằng một tay.
Cổng kết nối
Thinkpad T490 có một thiết kế mỏng nhẹ, Lenovo vẫn tiếp tục trang bị một hệ thống cổng kết nối đa dạng cho chiếc Thinkpad T490. Đặc biệt là máy vẫn được trang bị cổng Ethernet RJ45.
Phía bên cạnh trái của máy có 2 cổng USB-C, trong đó có một cổng phía bên phải hỗ trợ Thunderbolt-3. Do cổng này chỉ được kết nối qua 2 làn PCIe, nên T490 chỉ có thể kết nối với tối đa 1 màn hình 4K-UHD (3840×2160 pixel) ở tần số 60 Hz. Chiếc T490s và X390 cũng có hạn chế giống như vậy, riêng chỉ có X1 Carbon có thể kết nối đồng thời cả 2 màn hình 4K ở tốc độ 60 Hz.
Các cạnh của máy:
Cạnh phải: USB 3.0, RJ45 Ethernet
Cạnh trái: USB C, Thunderbolt 3, mini Ethernet, USB A, HDMI, 3.5 mm jack, microSD card reader
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Để tháo được phần nắp dưới của máy, đầu tiên bạn cần bỏ được khay SIM đặt phía sau của khung máy. Bước này rất quan trọng vì nếu bạn không tháo được khay SIM thì phần nắp dưới của máy không thể tháo ra được. Bước tiếp theo là làm lỏng 6 con ốc Philips, sau đó tách các clips nhựa xung quanh phần khung máy. Bạn có thể sử dụng một chiếc spudger để hỗ trợ.
Việc đóng lại máy cũng tốn rất nhiều công sức. Dĩ nhiên là bạn sẽ làm ngược lại các bước khi mở máy. Nhưng bạn phải móc lại từng chiếc clips ở khung máy, từng cái một.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
ThinkPad T490 có một bộ bàn phím gồm 6 hàng phím có đèn nền, điểm nhấn lực rõ ràng và đều khắp bề mặt của từng phím, hành trình phím đủ dài. Bề mặt mỗi phím dạng mờ, mịn và hơi lõm một chút.
Chiều cao và chiều rộng của từng phím đều được thiết kế theo tiêu chuẩn. Chính vì vậy cảm giác gõ phím trên những chiếc ThinkPad rất thoải mái. Bố cục của bàn phím về tổng thể tương đối hợp lý. Các phím Fn và phím mũi tên tuy hơi nhỏ hơn thông thường nhưng đảm bảo tốt chức năng và sự thoải mái khi sử dụng.
Touchpad
Touchpad của Lenovo ThinkPad T490 là Clickpad với bề mặt làm bằng nhựa. Diện tích khoảng 10 x 7 cm, đây là kích thước rất phù hợp dành cho laptop 14 inch. Bề mặt di chuột nhám, cho cảm giác di chuột tốt. Nút chuột có độ phản hồi tốt, hành trình vừa phải và âm thanh phát ra khá yên tĩnh. Dưới trình điều khiển trực tiếp từ Windows Microsoft Precision, các cử chỉ cũng như phản hồi từ touchpad đều hoàn động mượt mà và chính xác.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 14 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 225 cd/m², trung bình: 194.7 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 72%
- Tỷ lệ tương phản: 1476:1. Giá trị màu đen: 0.29 cd/m²
- ΔE màu: 4.6
- Phần trăm không gian màu: 92.2% sRGB và 60% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Màn hình của máy cho khả năng hiển thị ngoài trời tốt. Màn hình mờ chống chói giảm tối đa hiện tượng phản chiếu hình ảnh môi trường xung quanh.
Khả năng hiển thị của máy qua các góc nhìn cũng đạt độ ổn định cao. Đây là điều thường thấy trên những màn hình sử dụng tấm nền IPS.
Hiệu năng
Điểm khác biệt lớn nhất giữa các tùy chọn cấu hình của T490 chính là sự thiếu đi GPU rời. Trong phiên bản có GPU rời, Lenovo sẽ trang bị hệ thống tản nhiệt mạnh mẽ hơn những phiên bản khác. Trong phiên bản mà mình đề cập trong bài viết, hệ thống tản nhiệt sẽ chỉ có 1 ống đồng từ CPU tới quạt thay vì 2 nếu sở hữu GPU MX250.
Tuy nhiên thì Lenovo chỉ cho trang bị GPU rời trên phiên bản sử dụng bộ vi xử lý Core i7. Có nghĩa là bạn chỉ có thể mua phiên bản sử dụng Core i5 và không có GPU rời.
Hiệu năng CPU
Chiếc máy sử dụng trong bài viết được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5-8265U. Đây là bộ vi xử lý 4 nhân Whiskey Lake 15W, thường được sử dụng trên những chiếc Laptop mỏng và nhẹ. CPU hỗ trợ Intel Turbo Boost nâng xung nhịp tối đa lên 3,9 GHz.
Intel cho phép các nhà sản xuất, trong đó có Lenovo nâng mức tiêu thụ điện năng từ 15W lên tối đa 25W. Thậm chí có thể lên tới 29W trong một thời gian ngắn khi đạt Turbo Boost tối đa. Chính vì vậy mà điểm số thu được qua các bài kiểm tra khá cao.
Bộ vi xử lý Intel Core i5-8265U trên chiếc T490 có điểm số thấp hơn một chút so với phiên bản i7-8565U. Một phần do sức mạnh của CPU và hệ thống tản nhiệt không tốt bằng.
Video Hướng Dẫn Kiểm Tra Bảo Hành Lenovo
Xem thêm các sản phẩm ThinkPad khác:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.